Môn học Thanh nhạc (Lớp học luyện thanh, luyện giọng) tại TP.HCM
Thứ ba - 20/06/2017 03:55
Bạn hát thường sai cao độ, giọng yếu, không biết cách luyện giọng, luyện thanh như thế nào mới đúng? Dưới đây là những chia sẻ để giúp bạn cải thiện giọng hát và phương pháp học thanh nhạc hiệu quả.
Yêu âm nhạc, yêu ca hát chắc hầu hết mọi người đều có điều đó vì âm nhạc là một môn nghệ thuật rất hấp dẫn, nó mang đến cho con người niềm vui, sự hưng phấn trong cuộc sống; là sợi dây vô hình kết nối trái tim, gắn kết những mối quan hệ từ bình thường trở nên gắn bó và thân thiết hơn. Việc ca hát cũng vậy, nó là một mảng trong hoạt động âm nhạc mà hầu hết mọi người ai cũng có thể làm được và dễ dàng làm được cho dù không cần phải qua một trường lớp đào tạo âm nhạc nào.
Hát hay, hát tốt là nhờ năng khiếu - Hát sai, hát dở chưa hẳn là không!
Bạn hát hay là nhờ khả năng bẩm sinh; người ta thường gọi đó là năng khiếu "trời phú" mà không phải ai cũng diễm phúc có được. Cho nên bạn cần quý trọng và gìn giữ nó vì thông thường "Cái gì có được một cách dễ dàng, thường mất đi cũng dễ dàng".
Hát yếu, hát dở không phải là không có năng khiếu mà là không có điều kiện để phát huy khả năng của mình; nó cũng giống như một đứa trẻ, nếu được sống ở một môi trường năng động; đứa trẻ ấy sẽ trở nên năng động và ngược lại, thế nên bạn không nên vội nhận xét rằng mình không có năng khiếu khi đơn giản là cảm thấy mình hát yếu, hát không đúng cao độ và không tự tin vào chất giọng của mình, vì thật sự ta rất khó có thể tự nhận xét giọng hát của mình mà cần phải đưa nó vào môi trường khách quan; nghĩa là chỉ có thể là người nghe mới cảm thấy được điều đó - rằng bạn hát hay hay hát dở, giọng hát có tốt hay không?
Năng khiếu ca hát là gì?
Ta có thể hiểu đơn giản là những người có khả năng bẩm sinh về ca hát, và giọng hát được hầu hết mọi người cảm nhận rằng có sự truyền cảm và khi cất tiếng hát thì nghe rất thuận tai.
Có nhiều yếu tố để nhìn nhận và đánh giá một giọng hát tốt; đó là độ truyền cảm (chất giọng), hay khả năng thể hiện các cao độ với những âm vựng trầm, bổng, các quãng khó trong âm nhạc (cử giọng). Những yếu tố trên, nếu đạt tốt khi chưa qua đào tạo tại một trường lớp âm nhạc nào thì ta có thể gọi đó là năng khiếu.
Những yếu tố trên nếu được kết hợp với các kỹ thuật trong thanh nhạc như: các yếu tố về cách lấy hơi, láy âm, rung, ém giọng... sẽ góp phần tăng sự chuyên nghiệp cho tiếng hát - dĩ nhiên đi cùng đó là sự truyền cảm khá lớn đến người nghe và ít lo lắng sai sót trong quá trình biểu diễn nếu biết vận dụng đúng kỹ thuật.
Năng khiếu cần được "gọt giũa" - Luyện thanh, luyện giọng (học Thanh nhạc) sẽ giúp phá vỡ bức vách tự ti và có khi nó thay đổi cả cuộc đời của bạn.
Có nhiều người nghĩ rằng hát dở, hát sai sẽ không thể nào chỉnh sửa được vì đó là bẩm sinh; suy nghĩ đó hoàn toàn sai lệch bởi vì khi học thanh nhạc, luyện giọng sẽ giúp bạn khắc phục được điều đó. Ví như ta hát thường sai cao độ, việc điều chỉnh để hát đúng lại cũng khá dễ dàng; bằng cách ta thường xuyên luyện tập các bài đọc về quãng, chỉ trong một thời gian ngắn bạn sẽ thấy hiệu quả rõ rệt.
Dĩ nhiên những bài tập về quãng bạn có có nhạc cụ bổ trợ để có thể lắng nghe và áp giọng của mình vào đúng cao độ của tiếng đàn hoặc phải có một người hướng dẫn để lắng nghe cao độ của bạn khi cất lên đã đúng chưa và có biện pháp sửa lỗi chứ bạn rất khó có thể tự biết được mình đọc có đúng hay không.
Dưới đây là những chuẩn mực và một số bài tập quan trọng cần biết trong môn học Thanh nhạc - luyện thanh, luyện giọng
Tư thế đứng và hơi thở trong luyện thanh:
Các bài tập về quãng trong Thanh nhạc
Để thực hiện đọc quãng tốt ta nên đi từ những bài tập với các nốt lên kề; làm quen và cảm âm được với các cao độ gần nhau trước.
Có rất nhiều bài tập về cách luyện thanh này như :
Sau khi đã quen với các cao độ liền kề, ta tiến hành đến các bước khó hơn như luyện các bài về quãng xa, đọc quãng và lập lại nhiều lần để nhớ cao độ.
Đi cùng với những bài tập luyện thanh thì tư thế luyện tập cũng rất quan trọng, nó quyết định đến sự hiệu quả hay không cho cả quá trình học tập và thực hành.
Tư thế đứng trong luyện thanh, luyện giọng và trong nghệ thuật biểu diễn ca hát cũng tương tự nhau, nhưng trong biểu diễn ta nên bổ sung thêm một số yếu tố về hình thể để tăng thêm độ kịch tính cho tác phẩm.
Bất kỳ môn học nào ta cũng cần có sư kiên trì nhất định mới đạt được hiệu quả tốt; trong Thanh nhạc cũng vậy, quá trình luyện thanh để hát tốt, mở rộng âm vực đòi hỏi cần rất nhiều thời gian. Đặc thù với bộ môn này ta không thể học theo kiểu "cấp tốc" được; vì nó không chỉ có kiến thức mà còn đòi hỏi sự thường xuyên thực hành. Việc hiểu và nắm bắt được các kỹ thuật luyện thanh, biết nhiều bài tập... chẳng thể nói lên điều gì nếu ta không thực hành chúng thường xuyên.
Việc phải luyện thường xuyên - yếu tố bắt buộc là vậy nhưng nếu thường xuyên luyện tập mà luyện sai phương pháp thì còn đáng sợ hơn là không luyện. Theo kinh nghiệm của chuyên gia Thanh nhạc Anne Peckham là giáo viên trưởng bộ môn giọng tại Trường âm nhạc Berklee, là thành viên của Hiệp hội quốc gia các giảng viên thanh nhạc Boston; bà đã từng chia sẻ:
Tránh những trường hợp luyện tập sai phương pháp, ta nên tìm hiểu thật kỹ về kiến thức luyện thanh, đi song song với quá trình luyện tập thì ta cũng nên có một chế độ ăn uống hợp lý để giữ giọng, hạn chế sử dụng những loại thức ăn, đồ uống làm tổn thương các bộ phận nằm trong vùng phát âm và nên bổ sung thêm cho cơ thể các loại thực phẩm tốt cho giọng như: Giá đỗ, dứa, quả trám trắng, quả sung, nước chanh - mật ong...
Môi trường học là luyện tập của bất kỳ các môn học nào cũng rất quan trọng - với môn học thanh nhạc nó còn quan trọng hơn.
Luyện giọng, luyện thanh đòi hỏi ta phải phát âm rất lớn cho nên việc làm phiền đến những người bên cạnh là điều không thể tránh khỏi; thế nên để có thể thực hành luyện thanh ta cần chuẩn bị một phòng cách âm, những dụng cụ hạn chế tiếng ồn, hay chống dội âm... để quá trình luyện tập trở nên hiệu quả hơn.
Cần có người vững chuyên môn bên cạnh để hướng dẫn nếu như bạn mới tập tọe luyện thanh hoặc khả năng cảm âm yếu; điều này bắt buộc bởi nếu bạn phát âm sai hoặc đọc sai cao độ thường bạn sẽ rất khó nhận ra điều đó bởi đó là thói quen của mình và thường lầm tưởng đó là đúng.
Cần có nhạc cụ bổ trợ; nhạc cụ sẽ giúp bạn phát âm đúng cao độ và cảm nhận được tần số của các nốt nhạc tốt hơn. Nếu bạn đã biết sử dụng các nhạc cụ như Guitar, Piano, Organ rồi thì việc luyện tập cũng khá đơn giản, nhưng nếu bạn chưa biết thì nên tìm đến các trung tâm dạy nhạc để được hướng dẫn luyện thanh chứ không nên tự tập, vì như vậy sẽ không có hiệu quả.