'; return ""; Bạn đang tìm nơi học đàn guitar, organ, piano, ukulele? đọc ngay!

Bạn đang tìm nơi học đàn guitar, organ, piano, ukulele…? Nên đọc bài viết này!

Thứ ba - 08/11/2016 15:04
Mạng xã hội lên ngôi và những tiện ích gắn kết mà nó mang lại đã làm cho mọi thứ đều trở nên dễ dàng hơn, việc học đàn và tìm nơi học đàn uy tín cũng không khó.
Trải dài theo các quận huyện tại TP.HCM ta không quá khó để tìm được một nơi học đàn, hay một lớp nhạc nào đó. Nhưng liệu rằng nơi ấy có đáp ứng được những nhu cầu học tập cần thiết của mình hay không? Nói đến điều này thì cần phải hỏi lại rằng:

Bạn đang muốn học gì?
Học để làm gì?
Bạn muốn học cấp tốc hay theo tiến trình?

Dĩ nhiên, với những lớp nhạc khác nhau thì chương trình học và cách thức giảng dạy cũng vậy, cho nên điều quan trọng là bạn cần biết mình sẽ được học gì ở nơi ấy? Tiếp đến là tìm hiểu xem cách dạy của người ta như thế nào?

Người thầy trên lớp và người thầy “sách”

Bạn đang muốn học đàn guitar, organ, piano, ukulele… mà trước giờ bạn chưa biết gì về nhạc lý cũng như chưa từng chơi đàn?

Với giai đoạn này thì bạn nên tìm một lớp học đàn căn bản để có những kiến thức nền trước và song song với việc học đàn trên lớp, ở nhà bạn cũng nên tìm thêm một số cuốn sách hướng dẫn về nhạc lí để đọc thêm - có như vậy bạn sẽ học và hiểu rất nhanh những kiến thức trên lớp được học mà không phải mất nhiều thời gian với nó.

Những tựa sách bạn nên tìm đọc để tìm hiểu về nhạc lý

 
Nhạc lý căn bản
Nhạc lý căn bản - Ngô Ngọc Thắng (biên soạn)

Sau khi học xong kiến thức nhạc lý căn bản, để hiểu sâu hơn về nhạc lý ta cũng nên đọc thêm cuốn này "Nhạc lý nâng cao" hoặc các tựa khác có liên quan đến nhạc lí nâng cao.
 
Nhạc lý nâng cao
Nhạc lý nâng cao - Ngô Ngọc Thắng (biên soạn)

Hoặc những tựa sách với ý tưởng gộp kiến thức cơ bản và nâng cao vào một tập sách như cuốn "Nhạc lý căn bản & nâng cao" của Tác giả: Lương Bằng Vinh
 
Nhạc lý căn bản và nâng cao - Tác giả: Lương Bằng Vinh
Nhạc lý căn bản và nâng cao
Tác giả: Lương Bằng Vinh
 

Học đàn dễ mà! "30 phút biết đàn"

 
Những khó khăn của những ngày đầu học đàn Guitar
Những khó khăn của những ngày đầu học đàn Guitar

Mỗi loại nhạc cụ khác nhau thì cách chơi cũng khác nhau. Thế nên bạn cần nhận định trước rằng mình thích học loại nhạc cụ nào và nên chỉ học nó thôi cho đến khi thành thạo, chứ không nên học một lúc nhiều loại nhạc cụ cho dù biết rằng mình cũng thích những loại ấy.

Như ông bà ta ngày xưa có câu “Vạn sự khởi đầu nan” ; nó đúng với trong mọi việc và học đàn cũng không là ngoại lệ. Bước đầu làm quen với đàn bạn sẽ cảm thấy rất khó khăn. Cái khó lớn nhất đó là làm sao để điều khiển những ngón tay làm theo ý mình, đặt đúng phím và di chuyển nó theo những quy luật của âm nhạc. Với những môn học như đàn guitar, bass... việc học nó càng khó khăn hơn khi bạn phải dùng những đầu ngón tay yếu ớt và mềm mỏng của mình để bấm thật mạnh trên dây đàn, chỉ nghe nói thôi là bạn cũng đủ cảm nhận được cái khó của nó.

Đừng mơ đến những "phép màu" như “7 ngày biết đàn”, hay thậm chí là “30 ngày biết đàn”, đó chẳng qua là những lời mời hấp dẫn dẫn để bạn mua sách học đàn hay những lời có cánh của các trung tâm dạy đàn để bạn có thêm động lực học chứ bản chất thì học đàn đâu dễ vậy; có thể gọi là “biết đàn” nhưng ở mức độ nào và biết tới đâu? Bấm vài nốt cơ bản cho một buổi tập thì cũng có thể gọi là biết đàn, vậy nên cũng có thể gọi là “30 phút biết đàn” nhưng là biết đàn vài nốt nhạc.

Từ từ mà bước... nhưng cần bước mỗi ngày

Học đàn guitar, ukulele, organ, piano hay bất kỳ loại nhạc cụ nào khác đều cần sự kiên trì luyện tập mỗi ngày. Có câu "Thiên tài là sự kiên nhẫn lâu dài của trí tuệ". Việc học đàn cũng vậy, nó cần được trau dồi từng ngày cho đến một lúc nào đó bạn cũng sẽ làm được những điều kỳ diệu như bất kỳ ai khác.
Những ngày đầu học đàn hầu hết mọi người đều cảm thấy rất khó khăn. Nhất là với môn học đàn guitar, bạn sẽ phải dùng những đầu ngón tay yếu ớt và mềm mỏng của mình để bấm trên những dây đàn bằng thép - đau nhói. Tiếp đến là sự kết hợp phi thường của tay phải và tay trái; một bên móc dây, bên thì bấm nốt; mắt nhìn bản nhạc, miệng hát, chân giữ nhịp... chỉ tới đây thôi là đã thấy sự khó khăn của việc học đàn guitar. Những môn nhạc cụ khác cũng vậy, có thể sẽ dễ dàng hơn là bấm trên những phím đàn (đàn phím như Organ, Piano) không còn cảm giác đau tay nữa, nhưng thay vào đó là một sự khó khăn khác; khó về những bài tập với sự vận động cao của não bộ khi phải một lúc mắt nhìn 2 khóa nhạc (trên là khóa Sol cho tay phải, dưới thì khóa Fa cho tay trái) nên độ phức tạp cũng không thua kém gì việc học đàn guitar đâu!

Khó khăn là vậy, nhưng học đàn tạo cho ta cảm giác thích thú hơn các môn học khác rất nhiều; nó mang lại cho người học sự thư giản, niềm vui, hay những cung bậc cảm xúc khác nhau được mang đến từ những gia điệu nhạc hay những ca từ đầy ý nghĩa.

Với đối tượng người học là các bạn nhỏ, việc học đàn không chỉ mang lại những lợi ít về giải trí như trên, mà nó còn góp phần phát triễn trí não qua những bài luyện tập tuyệt vời giúp não bộ nhạy bén qua những phản xạ về nốt, về tiết nhịp trên bản nhạc.

Ngoài ra việc học nhạc - học đàn còn giúp hình thành nhân cách, giáo dục nhân cách thông qua những ca từ; nó cho ta cái nhìn tích cực về cuộc sống về con người và những điều xung quanh cuộc sống này. Âm nhạc; tiếng ca, tiếng đàn còn là sợi dây vô hình gắn kết con người lại với nhau, là bước đệm cho những thành công và nhiều thú vị khác nữa.

Việc học đàn, học nhạc tuy khó khăn là vậy, nhưng những lợi ích mà nó mang lại cho người học thì chắc hẳn ai cũng đã biết. Bỏ ngoài những mục đích về việc học để được gì, và làm được gì thì trong mỗi người học cũng cần có sự kiên trì nhất định; tới đây việc thành công hay không chỉ còn là yếu tố thời gian.

Ta không nên quá nóng vội để trở thành như một ai đó là "thần tượng", vì nên biết rằng để làm được vậy cũng không hề dễ dàng; họ cũng phải trải qua không ít khó khăn và có khi đó là sự đánh đổi cho niềm đam mê của mình. Bạn cũng nên tin mình rồi cũng sẽ làm được vậy nên hãy "Từ từ mà bước... nhưng cần bước mỗi ngày".

Tác giả bài viết: Dế Than

  Phản hồi tại đây hoặc Zalo 0899340004

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây